Giỏ hàng đang trống!
Một số cảm nhận qua các công trình đương đại do kiến trúc sư Italia thiết kế xây dựng ở nước ngoài
(TTAD News) Những thể loại công trình do các KTS Italia đương đại tư vấn thiết kế tại nước ngoài khá đa dạng: Bảo tàng, Trung tâm Văn hoá, phim trường, Trung tâm Nghệ thuật, Khu tưởng niệm, Nhà triển lãm, Nhà máy, Sân vận động và Khu đô thị. Một số công trình trong đó được coi là hiện tượng nghệ thuật, là niềm tự hào của nước sở tại như: Trung tâm Văn hóa Belem ở Lisbon (Bồ Đào Nha), Nhà hát Nhạc nhẹ Bordeaux (Pháp), Sân vận động Olympic (Barcelona), Bảo tàng Bonnefanten Maastrich (Pháp), Sân bay Kansai (Nhật Bản), Trung tâm Numea ở Caledonia, Tòa cao ốc văn phòng Thẩm Quyến (Trung Quốc)... Đó là những tác phẩm biểu lộ lòng tự tin của các KTS người Italia vào sức mạnh biểu hiện của nghệ thuật truyền thống và hiện đại Italia. Và họ đã đúng - ít ra là với thành công ở những công trình được thiết kế xây dựng ở nước ngoài hơn hai thập niên gần đây. Những tên tuổi KTS Italia đã trở nên nổi tiếng: Vittorio Gregotti (sinh năm 1929 tại Roma - người khai sinh ra chủ nghĩa Tân duy lý Neo-Rationnalism); Aldo Rossi (sinh năm 1931 tại Milan - KTS Hậu - hiện đại nổi tiếng); Renzo Piano (sinh năm 1937 tại Genoa - người được giới thiệu khá đầy đủ trong Tạp chí Kiến trúc một, hai số gần đây); Massimiliano Fuksas (sinh năm 1944 tại Roma - người mang hai dòng máu Đức và Pháp) và một số nghệ sĩ khác...
Ba sở trường của các KTS đương đại Italia khi thiết kế xây dựng ở nước ngoài
1.1. Dù thể loại nào, điều kiện môi trường ra sao, KTS Italia, đều mong muốn biểu dương (công khai hoặc ẩn dụ) truyền thống nghệ thuật, nhất là kiến trúc La Mã cổ đại – niềm tự hào bất diệt của họ với bạn bè thế giới. Khi thực hiện điều này, họ thường sử dụng các phương pháp “Siêu” cá nhân và phương pháp Hậu – hiện đại. Các KTS Italia gặp thuận lợi hơn khi bản thân khách hàng nước ngoài muốn làm giầu hình thức kiến trúc của mình, muốn ghi lại hình ảnh bền vững của nghệ thuật La Mã và truyền thống Italia bên cạnh các tinh hoa khác của nghệ thuật kiến trúc châu Âu và thế giới – với tham vọng làm thành một “bộ sưu tập” nghệ thuật kiến trúc đông tây kim cổ ngay giữa đất nước, con người bản địa.
Ba sở trường của các KTS đương đại Italia khi thiết kế xây dựng ở nước ngoài
1.1. Dù thể loại nào, điều kiện môi trường ra sao, KTS Italia, đều mong muốn biểu dương (công khai hoặc ẩn dụ) truyền thống nghệ thuật, nhất là kiến trúc La Mã cổ đại – niềm tự hào bất diệt của họ với bạn bè thế giới. Khi thực hiện điều này, họ thường sử dụng các phương pháp “Siêu” cá nhân và phương pháp Hậu – hiện đại. Các KTS Italia gặp thuận lợi hơn khi bản thân khách hàng nước ngoài muốn làm giầu hình thức kiến trúc của mình, muốn ghi lại hình ảnh bền vững của nghệ thuật La Mã và truyền thống Italia bên cạnh các tinh hoa khác của nghệ thuật kiến trúc châu Âu và thế giới – với tham vọng làm thành một “bộ sưu tập” nghệ thuật kiến trúc đông tây kim cổ ngay giữa đất nước, con người bản địa.
Nhà hát nhạc nhẹ Strasburg (Pháp) 1984. KTS Massimiliano Fuksas
1.2. Vốn là những nghệ sĩ chuyên nghiệp, các KTS Italia khi thiết kế cho nước ngoài, nhất là ở những địa điểm xây dựng ngoài châu Âu, thường chủ động về phương pháp: lấy sự trọng thị văn hoá nghệ thuật bản địa làm căn bản cho ý tưởng thiết kế. Về mặt này, KTS Vittorio Gregotti và KTS Renzo Piano vượt rất xa các đồng hương và đồng nghiệp của mình trên trường quốc tế. Và, có lẽ phải nhiều thời gian nữa, đội ngũ KTS Italia kế cận mới có được những gương mặt tầm cỡ như vậy.
Lối vào Bãi đỗ xe 2000 chỗ ngàn dưới đất, ở Eindhoven (Hà Lan). KTS Massimiliano Fuksas
1.3. Tân duy lý, Hậu hiện đại, đặc biệt là những khám phá giao kết tuyệt vời giữa nghệ thuật và kỹ thuật là các thế mạnh đặc trưng của các KTS Italia, bộc lộ rõ khi họ thiết kế kiến trúc cho dự án ở nước ngoài.
Trung tâm văn hóa Belem. KTS Vittorio Gregotti
Đôi điều cảm nhận
Khi nhìn vào các công trình Đương đại do KTS Italia thiết kế xây dựng ở nước ngoài hơn hai thập niên gần đây, có thể phát biểu hai ý kiến:
Một là, về số lượng KTS người Italia thiết kế công trình xây dựng tại nước ngoài. Với số lượng tác phẩm không nhiều lắm (áng chừng 5% tác giả, tác phẩm toàn cầu). Về mặt này, hàng đầu phải kể đến các KTS người Nhật (chừng 15%), Mỹ (chừng 15%). Đó là hai cường quốc hàng đầu “xuất khẩu” nghệ thuật kiến trúc đương đại. Sau đến Anh, Pháp, CHLB Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, rồi mức thấp hơn: Bỉ, Canada, Australia. Bù lại hiệu suất tác phẩm chất lượng cao, đầy ấn tượng thẩm mỹ thì các KTS Italia luôn vươn lên hàng đầu. Riêng ở Việt nam, hiện nay các KTS CHLB Đức, Pháp và Mỹ vượt trội về số lượng thiết kế tác phẩm và tầm cỡ công trình, còn KTS Italia ngoài một số nhà sản xuất và hạng mục lẻ, hiện mới dừng ở Dự án Nhà hát Thăng Long với thiết kế của KTS Renzo Piano. Việc đẩy mạnh hợp tác với giới KTS Italia là việc làm cho diện mạo kiến trúc đô thị của Việt Nam khởi sắc theo hướng toàn diện và tích cực hơn.
Gian hàng Italia tại Hội chợ Thượng Hải 2010
Hai là: những tác phẩm xuất sắc nhất, có tiếng vang nhất trong số công trình đương đại mà các KTS người Italia thiết kế xây dựng ở nước ngoài, đều thuộc về Renzo Piano. Ông là người đại diện tiêu biểu nhất của giới KTS Italia đương đại và là một trong số ít KTS toàn cầu có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật nhất ở bên ngoài quê hương, xứ sở mình. Ít nhất, cho đến hôm nay, mỗi khi hợp tác tư vấn thiết kế kiến trúc quốc tế, tên tuổi KTS Renzo Piano bao giờ cũng được người Italia nhắc đến đầu tiên với tư cách “Quốc bảo” của nền nghệ thuật đương đại Italia. Và quả thật, mấy thập kỷ nay, người nước ngoài luôn nể trọng nghệ thuật kiến trúc của ông, không những thế nhiều người còn luôn tâm niệm: Renzo Piano là một trong số những “người Khổng lồ” của nền kiến trúc đương đại thế giới, cho dù ông đã ở ngưỡng tuổi 75.
Về sự hợp tác giữa các KTS Italia và Việt Nam
Xin mở đầu bằng một hồi tưởng: Hồi thế kỷ XVI, XVII và gần hết TK XVIII, người ta từng thấy một phần đáng kể đơn đặt hàng nghệ thuật tầm cỡ của các quốc gia châu Âu rơi vào tay các nghệ sĩ Italia. Cho đến khi các nền nghệ thuật và kiến trúc ở châu Âu đã thực sự vững vàng, đã có các phương pháp bền vững và siêu cá nhân của mình thì người ta vẫn thấy thoải mái hướng về các khuôn mẫu Italia, vẫn coi đó là nguồn cảm hứng tin cậy.
Sự du nhập nghệ thuật kiến trúc Italia theo như một vài cảm nhận ở trên chính là sự đệ trình của nghệ thuật kiến trúc đương đại. Kèm theo 3 nguyên nhân: 1) Những trung tâm nghệ thuật hàng đầu thế giới ngoài Roma còn có Paris, Berlin và nhiều địa bàn khác, đặc biệt là luồng gió mới từ bên kia đại dương: - nền kiến trúc - lối sống Mỹ và sự trỗi dậy của nghệ thuật Nhật Bản; 2) Vai trò đầu tàu trong nghệ thuật modern, kiến trúc quốc tế và đương đại luôn thay đổi, biến động; 3) Công nghệ và kỹ thuật xây dựng đương đại có thể xuất nhập khẩu bất cứ lúc nào, bất cứ tầm cỡ nào để thoả mãn mọi cảm hứng kiến trúc.
Việc Việt Nam đón nhận các thiết kế của các nhà chuyên nghiệp Italia trong điều kiện phát triển đỉnh cao của nền kiến trúc đưong đại thế giới - có nghĩa là, những tác phẩm du nhập luôn nằm trong sự đối chiếu, trước nhất là với truyền thống và những kỳ vọng của kiến trúc Việt Nam đương đại, sau đó là sự trù tính đến các du nhập khác: đại diện cho những nền kiến trúc xuất sắc của các nền nghệ thuật khác, châu lục khác. Các đối chiếu như vậy bao giờ cũng là các thử thách cho mỗi thiết kế du nhập. Trước khi thực sự đến với Việt Nam giới KTS đương đại Italia đã vượt qua được những thử thách tương tự ở Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Canada, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc… những nơi họ đã thiết kế xây dựng thành công nhiều công trình trong hơn hai thập niên gần đây. Đó chính là sự bảo đảm bằng vàng cho thành công của sự nghiệp hợp tác thiết kế giữa các KTS Italia và Việt Nam.
Tòa nhà xã hội (CHLB Đức). 1989. KTS Aldo Rossi
Về sự hợp tác giữa các KTS Italia và Việt Nam
Xin mở đầu bằng một hồi tưởng: Hồi thế kỷ XVI, XVII và gần hết TK XVIII, người ta từng thấy một phần đáng kể đơn đặt hàng nghệ thuật tầm cỡ của các quốc gia châu Âu rơi vào tay các nghệ sĩ Italia. Cho đến khi các nền nghệ thuật và kiến trúc ở châu Âu đã thực sự vững vàng, đã có các phương pháp bền vững và siêu cá nhân của mình thì người ta vẫn thấy thoải mái hướng về các khuôn mẫu Italia, vẫn coi đó là nguồn cảm hứng tin cậy.
Sự du nhập nghệ thuật kiến trúc Italia theo như một vài cảm nhận ở trên chính là sự đệ trình của nghệ thuật kiến trúc đương đại. Kèm theo 3 nguyên nhân: 1) Những trung tâm nghệ thuật hàng đầu thế giới ngoài Roma còn có Paris, Berlin và nhiều địa bàn khác, đặc biệt là luồng gió mới từ bên kia đại dương: - nền kiến trúc - lối sống Mỹ và sự trỗi dậy của nghệ thuật Nhật Bản; 2) Vai trò đầu tàu trong nghệ thuật modern, kiến trúc quốc tế và đương đại luôn thay đổi, biến động; 3) Công nghệ và kỹ thuật xây dựng đương đại có thể xuất nhập khẩu bất cứ lúc nào, bất cứ tầm cỡ nào để thoả mãn mọi cảm hứng kiến trúc.
Việc Việt Nam đón nhận các thiết kế của các nhà chuyên nghiệp Italia trong điều kiện phát triển đỉnh cao của nền kiến trúc đưong đại thế giới - có nghĩa là, những tác phẩm du nhập luôn nằm trong sự đối chiếu, trước nhất là với truyền thống và những kỳ vọng của kiến trúc Việt Nam đương đại, sau đó là sự trù tính đến các du nhập khác: đại diện cho những nền kiến trúc xuất sắc của các nền nghệ thuật khác, châu lục khác. Các đối chiếu như vậy bao giờ cũng là các thử thách cho mỗi thiết kế du nhập. Trước khi thực sự đến với Việt Nam giới KTS đương đại Italia đã vượt qua được những thử thách tương tự ở Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Canada, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc… những nơi họ đã thiết kế xây dựng thành công nhiều công trình trong hơn hai thập niên gần đây. Đó chính là sự bảo đảm bằng vàng cho thành công của sự nghiệp hợp tác thiết kế giữa các KTS Italia và Việt Nam.
Ngày cập nhật 2013/10/19 Tác giả: TTAD News
Viết 1 ý kiến
Têncủa bạn:Ý kiến của bạn: Chú ý: Không hỗ trợ HTML !
Đánh giá: Tệ Tốt
Vui lòng nhập số vào ô bên dưới:
Reload